Dấu hiệu nhận biết và điều trị viêm amidan hiệu quả

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm tại amidan – bộ phận giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus. Khi viêm, amidan có thể sưng đỏ, gây đau họng, khó nuốt, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm amidan là gì?

Amidan là một bộ phận của hệ miễn dịch, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại từ môi trường. Chúng nằm ở phía sau hầu họng và có cấu trúc đặc biệt với nhiều khe và hốc nhỏ, giúp thu giữ và xử lý các mầm bệnh.

Viêm amidan xảy ra khi tổ chức này bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau họng, khó nuốt, sốt và nhiều biểu hiện khác. Vì amidan thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ thực phẩm, không khí, nước uống, nên chúng rất dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, đặc điểm khí hậu nóng ẩm của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ tái phát viêm amidan nhiều lần.

Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng
Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng

Nguyên nhân gây viêm amidan

Một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng viêm amidan bao gồm:

  • Nhiễm virus: Các loại virus như adenovirus, enterovirus thường gây viêm amidan.
  • Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A là tác nhân phổ biến gây viêm amidan do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh lý hô hấp: Những người từng mắc các bệnh như cúm, ho gà hoặc sởi có nguy cơ cao bị viêm amidan.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Không súc miệng thường xuyên, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm dễ khiến vi khuẩn tích tụ ở amidan.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Tiêu thụ thực phẩm lạnh, uống nước đá thường xuyên có thể làm tổn thương amidan.
  • Tác động từ môi trường: Khói bụi, ô nhiễm không khí hoặc thay đổi thời tiết đột ngột có thể kích thích viêm amidan.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như khó thở, viêm mũi, viêm xoang, viêm hạch bạch huyết, thậm chí ảnh hưởng đến tim, thận và khớp.

Triệu chứng viêm amidan

Viêm amidan được phân thành hai dạng: cấp tính và mạn tính, mỗi loại có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

Viêm amidan cấp tính

Bệnh có một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Sốt cao từ 39 đến 40°C.
  • Họng khô rát, ho nhiều, cảm giác đau khi nuốt.
  • Lưỡi xuất hiện lớp trắng.
  • Niêm mạc họng sưng đỏ.
  • Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược.
  • Mệt mỏi kéo dài, tiểu ít.

Viêm amidan mạn tính

Nếu viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính. Người mắc viêm amidan mạn tính có các triệu chứng tương tự như viêm cấp tính nhưng kèm theo những dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Sốt dai dẳng, tái phát nhiều lần.
  • Cảm giác vướng ở cổ họng khi ăn uống.
  • Mệt mỏi, suy nhược, thường sốt vào buổi chiều.
  • Ho khan kéo dài, có thể kèm theo khạc đờm.
  • Họng đau rát liên tục, giọng nói thay đổi.
  • Ngủ ngáy, thở khò khè, có thể gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Theo thời gian, các mảnh tế bào chết và vụn thức ăn tích tụ tại kẽ amidan có thể tạo thành sỏi amidan. Những viên sỏi này có thể tự bong ra hoặc cần can thiệp y tế để loại bỏ.

Họng liên tục đau rát là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh
Họng liên tục đau rát là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh

Viêm amidan quá phát

Đây là biến chứng của viêm amidan mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng amidan sưng to kéo dài. Các triệu chứng thường giống với viêm amidan cấp tính nhưng kéo dài hơn, bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Amidan sưng to gây khó chịu.

Viêm amidan có nguy hiểm không?

Viêm amidan không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng tại chỗ

Tình trạng amidan viêm nhiễm hoặc sưng tái diễn thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Khó thở.
  • Ngưng thở khi ngủ.
  • Nhiễm trùng lan rộng vào các mô xung quanh (viêm mô tế bào quanh amidan).
  • Hình thành ổ mủ phía sau amidan (áp xe phúc mạc).
  • Viêm amidan hốc mủ.

Biến chứng lân cận

Viêm amidan kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tai mũi họng, chẳng hạn như:

  • Viêm mũi.
  • Viêm xoang.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm hạch.
  • Viêm thanh khí phế quản.

Biến chứng toàn thân

Nếu viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A hoặc các chủng vi khuẩn liên cầu khác không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trên toàn cơ thể, điển hình như:

  • Sốt thấp khớp.
  • Viêm cầu thận.

Ngoài những biến chứng kể trên, người bệnh cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của viêm amidan, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp để tránh bệnh tái phát.

Chẩn đoán và điều trị viêm amidan

Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm amidan, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán viêm amidan

Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi tai mũi họng bằng ống mềm hoặc ống cứng để đánh giá mức độ tổn thương và phát hiện những bất thường tại amidan. Ngoài ra, quá trình thăm khám còn bao gồm:

  • Khám cổ để kiểm tra tình trạng sưng hạch bạch huyết.
  • Kiểm tra vùng lách để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Chỉ định xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch tiết từ họng nhằm xác định nguyên nhân gây viêm.
Khi có dấu hiệu của bệnh bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Khi có dấu hiệu của bệnh bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Hướng điều trị viêm amidan

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp:

  • Trường hợp nhẹ: Có thể không cần điều trị nếu bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Trường hợp nặng hơn: Người bệnh cần điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

  • Dùng kháng sinh: Được chỉ định để kiểm soát nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc và phải tái khám đúng hẹn để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật cắt amidan

Phương pháp này được áp dụng khi:

  • Viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần (5 – 6 lần/năm).
  • Điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.
  • Xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như viêm khớp, viêm cầu thận, khó thở,…

Phẫu thuật cắt amidan hiện nay được thực hiện bằng các kỹ thuật hiện đại, giúp giảm đau, hạn chế chảy máu và rút ngắn thời gian hồi phục. Một số phương pháp phổ biến gồm:

  • Phương pháp Anse
  • Cắt amidan bằng dao laser
  • Cắt amidan bằng dao siêu âm

Người bệnh có thể xuất viện trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Nhờ vào cấu tạo đặc biệt của dao phẫu thuật với đầu dò thông minh, bác sĩ có thể loại bỏ chính xác vùng viêm nhiễm mà không làm tổn thương các mô xung quanh, giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Hướng dẫn phòng ngừa viêm amidan được chuyên gia khuyến cáo

Viêm amidan có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ tái phát.

Đối với trẻ em

Ngoài việc đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu viêm amidan và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách bằng những biện pháp sau:

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm tốt cho trẻ gồm: Trái cây (Dâu tây, các loại quả mọng,…); rau xanh (Bông cải xanh, rau bina, cà rốt,…); Vitamin C, E, A giúp giảm viêm và hỗ trợ hô hấp tốt hơn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nhắc trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để làm sạch họng và khoang miệng.
  • Giữ gìn không gian sống sạch sẽ: Đảm bảo phòng ngủ và khu vui chơi của trẻ luôn vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cung cấp đủ nước: Cho trẻ uống nhiều nước, bao gồm nước lọc và nước ép trái cây để giữ ẩm cho cổ họng, giảm tình trạng khô họng và viêm.
  • Tuân thủ lịch tái khám: Đưa trẻ đi khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc amidan, cha mẹ cần biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ tái phát.
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc amidan, cha mẹ cần biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ tái phát.

Đối với người lớn

Viêm amidan dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để phòng bệnh hiệu quả, người lớn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có điều kiện hồi phục và tăng sức đề kháng.
  • Uống đủ nước để giữ ẩm cho cổ họng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Ăn thức ăn mềm nếu cảm thấy đau khi nuốt, giúp giảm kích thích vùng amidan.
  • Duy trì độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
  • Súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày để làm sạch họng và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống có hại như: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ; đồ uống quá lạnh hoặc có cồn, gas.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến vùng họng như thuốc lá, cà phê, rượu bia.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
  • Hạn chế nói to, nói nhiều để giảm áp lực lên cổ họng, tránh tổn thương amidan.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng khi thời tiết lạnh.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ rau củ quả.
  • Rèn luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Viêm amidan là bệnh phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Việc duy trì lối sống lành mạnh, vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm

Zalo