Phụ nữ có thai hoặc cho con bú dễ bị viêm mũi họng hơn những người khác do khi mang thai hoặc cho con bú cơ thể dễ mệt mỏi và sức đề kháng giảm hơn bình thường. Mặt khác khi viêm nhiễm ở giai đoạn này bệnh nhân thường chỉ dùng thảo dược theo phương pháp dân gian, cố gắng chịu đựng vì nghĩ mẹ dùng thuốc tây sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi hoặc bé con.
Vì vậy khi bị bệnh tai mũi họng phụ nữ mang thai hoặc cho con bú thường chỉ đi khám khi triệu chứng bệnh đã nặng hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới ăn, ngủ, sinh hoạt của họ như ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau rát họng và ngạt mũi, mất mùi có thể gây mất ngủ…
Các nhà nghiên cứu hàng đầu về sản khoa và hậu sản của Nhật cho rằng, việc sử dụng thuốc hỗ trợ ở những đối tượng này nên thực hiện càng sớm càng tốt vì nếu điều trị sớm hiệu quả điều trị cao, liều nhẹ, thời gian điều trị ngắn lại tốt hơn cho trẻ nếu để giai đoạn bệnh trở nên nặng. Ví dụ: khi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú bị ngạt tắc mũi, chảy mũi nếu không được điều trị thì sau khoảng 1 tuần 80% diễn biến nặng hơn chuyển thành viêm xoang hoặc viêm phế quản.
Nếu bệnh chuyển biến như vậy người mẹ sẽ mệt mỏi, ăn uống kém, giảm dinh dưỡng cung cấp cho bào thai hoặc giảm chất lượng sữa cho con bú, thiếu không khí cho thai nhi do mẹ ngạt mũi hoặc viêm phế quản phổi, mặt khác khi bị viêm mũi xoang hoặc phế quản bệnh nhân ho rất nhiều, tức ngực, ho đau thắt bụng ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi…
Trong khi đó nếu khám và điều trị ở giai đoạn sớm có thể bệnh nhân không phải dùng tới kháng sinh hoặc dùng những loại thuốc đã được nghiên cứu an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Vì vậy hãy lắng nghe cơ thể mình và trở thành những bà mẹ thông thái khi mắc bệnh đường hô hấp ở những giai đoạn quan trọng này để đem lại cho bản thân và con của bạn một sức khoẻ tốt nhất.